Được đánh giá là địa phương tiềm năng bậc nhất tại Bà Rịa -Vũng Tàu nhờ quy hoạch và định hướng phát triển trong tương lai sắp ti trở thành “Thành phố công nghiệp – công nghệ cao” của toàn tỉnh, Châu Đức còn được đánh giá cao vì sở hữu vị trí đắc địa, kết nối linh hoạt thông qua các tuyến đường trọng điểm.
Cùng Địa Ốc 5 Sao Sài Gòn liệt kê những tuyến đường huyết mạch đi qua Châu Đức đó là những tuyến nào nhé.
Tuyến đường huyết mạch Châu Đức: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được xem là tuyến đường trọng điểm, là nút thắt để giải quyết triệt để tình trạng ùn ứ trên Quốc Lộ 51 của các phương tiện di chuyển đến Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Tuyến đường Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam do Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam làm chủ đầu tư.

-
Điểm đầu tuyến đường: Tại tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
-
Đi qua các địa bàn như: Phước Tân, Tam Phước (thành phố Biên Hòa), An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai; Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ), Long Hương (thành phố Bà Rịa), phường 12 (thành phố Vũng Tàu) của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
-
Điểm cuối: Nút giao thông Ông Từ thuộc phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án được Chính phủ giao quyền phê duyệt cho Bộ Giao thông vận tải đều xuất dự án đầu tư xây dựng vào năm 2010. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai đã quyết định phân chia phương án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thành 2 đoạn.
Trong đó, đoạn 1 từ Biên Hòa đến TX. Phú Mỹ và nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ được đầu tư theo hình thức PPP, đầu tư 15.633 tỷ đồng; Đoạn 2 có vị trí từ Phú Mỹ đến Vũng Vằn đầu tư 8.060 tỷ thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuyến đường huyết mạch Châu Đức: Quốc lộ 56
Quốc lộ 56 là tuyến tránh thành phố Bà Rịa đi qua địa bàn thành phố Bà Rịa, TX.Phú Mỹ và huyện Châu Đức,
-
Điểm đầu tuyến: Giao với Quốc lộ 56 hiện hữu
-
Điểm cuối tuyến: Nối vào QL51 tại ngã ba giao với đường Láng Cát – Long Sơn
Quốc Lộ 56 là công trình giao thông trọng điểm của Bà Rịa – Vũng Tàu. Với vai trò là trục giao thông chính của cả tỉnh, tuyến Quốc lộ 56 đoạn qua TP Bà Rịa đã dần trở thành trục giao thông nội ô của thành phố, góp phần giảm tối đa phương tiện trong vùng nội ô.

Bên cạnh đó, tuyến đường cũng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là tam giác kinh tế: TP HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.167 tỷ đồng và sắp sửa hoàn thành, đang chuẩn bị cho thông xe toàn tuyến.
Tuyến đường huyết mạch Châu Đức: đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải
Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải được xây dựng nhằm phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải. Dự án đóng vai trò quan trọng trong kết nối hạ tầng đồng bộ hệ thống cảng biển nhóm 5 với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nam Bộ.
-
Điểm đầu dự án: Giáp Cảng tổng hợp container Cái Mép hạ (huyện Tân Thành)
-
Điểm cuối dự án: Cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)
Dự án có tổng mức đầu tư là 6.381 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Tuyến đường huyết mạch Châu Đức: Vành đai 4
Tổng chiều dài toàn tuyến qua địa bàn thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức 18.3 km. Tuyến đi lên phía Bắc giao với các đường Châu Pha – Bà Rịa, Sông Xoài – Châu Pha, Mỹ Xuân – Ngãi Giao và đường xã Cù Bị. Điểm cuối là tuyến tiếp giáp với địa phận tỉnh Đồng Nai tại Kml8+300, khu vực hồ Bàu Cạn.
Số vốn đầu tư dự kiến khoảng 6.625 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách của tỉnh hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.596 tỷ đồng; chi phí đầu tư khoảng 5.029 tỷ đồng

Sau khi hình thành, tuyến đường Vành đai 4 Bà Rịa – Vũng Tàu có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông vùng Tây Nam Bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường đi qua khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, đi qua cảng quốc tế Long Thành và cảng container nước sâu Cái Mép – Thị Vải.
Kết
Hiện, huyện Châu Đức đang được tập trung xây dựng và phát triển Khu công nghiệp, đồng thời cũng nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng. Sau khi các tuyến đường huyết mạch này hoàn thiện và đưa vào sử dụng, tiềm năng của Châu Đức sẽ được đẩy mạnh hơn nữa, dự kiến giá trị sẽ tăng phi mã. Do đó, đây chính là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư “xuống tiền” đón đầu hạ tầng.
Thực tế ghi nhận, tại các Văn phòng công chứng của huyện Châu Đức luôn tấp nập, bất kể thời gian nào trong ngày. Tất cả các sản phẩm BĐS tại Châu Đức đều rất thu hút giới đầu tư. Trong đó nổi bật nhất chính là dự án Lan Anh 10 của chủ đầu tư Lan Anh. Theo các chuyên gia phân tích, Lan Anh 10 chính là điểm sáng đầu tư tiềm năng nhất tại thị trường Bà Rịa. Bởi dự án sở hữu vị trí đặc địa khi nằm giữa 2 khu công nghiệp lớn là Cụm Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức (xã Nghĩa Thành và Suối Nghệ) và Khu công nghiệp Đá Bạc (xã Đá Bạc), mà còn sở hữu địa thế vô cùng thuận tiện để di chuyển đến các vùng trọng điểm của Bà Rịa – Vũng Tàu và các địa phương khác thông qua các tuyến đường huyết mạch cần kệ với dự án.
Đây chính là một điểm cộng rất lớn cho dự án, giúp du khách dễ dàng di chuyển đến với các điểm du lịch nổi tiếng, tận hưởng không gian yên bình, tĩnh lặng và hoang sơ, mộc mạc của Bà Rịa – Vũng Tàu. Chỉ mất vài tiếng đồng hồ để du khách có thể di chuyển từ TP.HCM, Đồng Nai,.. về đây thông qua các tuyến đường huyết mạch kể trên.
Liên hệ với chúng tôi để được nhận thông tin cập nhật nhanh nhất, mới nhất về dự án Lan Anh 10.
Địa Ốc 5 Sao Sài Gòn – Chuyên trang thông tin BĐS tại Bà Rịa Vũng Tàu
Địa chỉ: 655 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quân Bình Thạnh
Hotline: 0915 999 898