Phú Quốc là một trong ba đặc khu kinh tế được Chính Phủ Việt Nam phê duyệt ưu tiên quy hoạch và đầu tư cùng với đặc khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) và đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Được xây dựng với những cơ chế, chính sách ưu đãi về hành chính và mang lại tính kinh tế đột phá.
Là một khu kinh tế ven biển và bao trùm hết toàn bộ thành phố Phú Quốc cùng lợi thế tự nhiên sẵn có có cùng những chính sách ưu đãi khi được quy hoạch, Thành phố đảo mang một tiềm năng rất lớn để bứt phá kinh tế toàn diện và đặc biệt là lĩnh vực địa ốc khi thu hút phần lớn sự quan tâm của giới đầu tư thời điểm gần đây. Cùng Địa ốc 5 Sao Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm lược về đặc khu kinh tế Phú Quốc
Đặc khu kinh tế Phú Quốc là khu kinh tế ven biển, có không gian riêng biệt khi nằm giữa lòng đại dương, mang nhiều lợi thế để khai thác về cảnh quan và phát triển đầu tư.

Với diện tích 589,27 km² xấp xỉ bằng quốc đảo Singapore, cùng đường bờ biển dài hơn 150km, Phú Quốc được các kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm hành chính mới của khu vực khi Phú Quốc nằm cách các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á không quá hai giờ bay. Hòn đảo xinh đẹp này còn nằm trên vành đai đường hàng hải quốc tế, trong khi đó thì cảng trung chuyển Singapore cũng đã đạt đến giới hạn tối đa. Có thể thấy, nhờ sở hữu vị trí nằm sâu trong lòng Vịnh Thái Lan mà Phú Quốc có lợi thế kết nối vùng trên trục giao thương huyết mạch của quốc gia và quốc tế,…
Định hướng Phú Quốc trở thành Đặc khu kinh tế tầm nhìn 2020 – 2030
Trong quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Phú Quốc, UBND tỉnh có đưa ra một số định hướng đưa Phú Quốc trở thành một đô thị biển đặc sắc, có những giá trị khác biệt, một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ ở tầm cỡ khu vực và quốc tế; làm cơ sở pháp lý để quản lý, hướng dẫn, khuyến khích phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn tiếp theo.

Theo Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11-5-2010 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định mục tiêu “xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á”.
Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 8-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu, có khả năng tự chủ ngân sách, là động lực tăng trưởng mạnh của vùng ĐBSCL và cả nước, giao tỉnh Kiên Giang nhiệm vụ đề xuất nghiên cứu phương hướng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Phú Quốc cùng với các vùng trong tỉnh: vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá – Hà Tiên, vùng U Minh Thượng, vùng Tây sông Hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên và các địa phương trong tỉnh.
>>> Những thông tin liên quan khác ở đây:
Kinh nghiệm khám phá Bắc Đảo và Nam Đảo Phú Quốc
Lý do chọn Phú Quốc làm đặc khu kinh tế
Có lợi thế về diện tích
Phú Quốc có tổng diện tích là 589,27 km2, là hòn đảo lớn nhất của nước ta. Nằm sâu trong lòng Vịnh Thái Lan, với 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 580 km². Nếu so sánh Phú Quốc với quốc đảo Singapore thì Phú Quốc chỉ kém nước bạn chưa đến 150km2. Thêm vào dó, được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan và mang khí hậu nhiệt đới quanh năm mát mẻ, ôn hòa rất phù hợp để phát triển thành trung tâm kinh tế mới trong khu vực.
Có vị trí kết nối thuận lợi
Từ Phú Quốc di chuyển đến các nước khu vực Đông Nam Á chưa đến 2 giờ bay và lại nằm trên đường vành đai hàng hải quốc tế, Phú Quốc trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng trong khu vực. Chưa kế đến các đường bay quốc tế đến các nước như: Hàn Quốc, Nga,…
Hệ thống giao thông – cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ
Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng của Phú Quốc ngày một được phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện và đồng bộ bao gồm:
- Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (với mức vốn 3 nghìn tỷ đồng)
- Hệ thống giao thông đường bộ với được trục chính Bắc Nam
- Đường vòng quanh đảo cũng được đầu tư rất chỉn chu
Ngoài ra, Cảng Dương Đông được xây dựng và phát triển trở thành cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Hay như hệ thống tuyến điện lưới quốc gia Hà Tiên – Phú Quốc, hệ thống xử lý rác thải… cũng đều đã và đang được đầu tư mạnh mẽ.

Những lợi ích có được khi Phú Quốc lên đặc khu kinh tế
Khi thông tin Phú Quốc được định hướng phát triển lên đặc khu kinh tế, hòn đảo này đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn trong và ngoài nước đổ vào đầu tư. Đặc biệt là các dự án về du lịch nghỉ dưỡng, có thể kể đến các dự án lớn như: Park Hyatt Phú Quốc Residences, Movenpick Resort Waverly, Meyhomes Capital Phú Quốc, Furama Resort & Spa, Regent Residences, Sonasea Villas & Resort,…
Vào đầu năm 2019, Phú Quốc cũng đã khai trương và cho đi vào hoạt động casino Corona. Đây là casino đầu tiên cho phép người Việt vào chơi, là một “cú hích” giúp Phú Quốc trở thành mỏ vàng đầu tư.
Nếu Phú Quốc được lên đặc khu kinh tế thì sẽ được nhận những quyền lợi đặc biệt:
- Thời hạn sử dụng đất. Đối với đặc khu kinh tế, thời gian sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh kéo dài đến 70 năm. Nếu rơi vào trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể kéo dài hơn đến năm thứ 99.
- Mức thuế phải nộp. Đối với đặc khu kinh tế, các hàng hóa chịu thuế thu nhập đặc biệt sẽ đươc miễn hoàn toàn (trừ các dòng ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ,..)
- Dòng tiền sử dụng. Trên địa bàn đặc khu kinh tế sẽ cho phép lưu hành USD tự do song song với VND. Đối với hoạt động casino, dự kiến cơ quan thuế sẽ thu 5% đối với người chơi VIP nước ngoài, 10% với người chơi VIP trong nước, 15% với người chơi nước ngoài, 20% với người chơi trong nước.
Kết
Đặc khu kinh tế thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, nhằm thu hút vốn nước ngoài, tiếp nhận với công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh tế, mục đích cuối cùng là giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Hy vọng trong tương lai không xa, Phú Quốc sẽ phát triển đúng tiến độ và trở thành đặc khu kinh tế lớn nhất cả nước, đáp ứng sự kỳ vọng của nước nhà.