Tổng thể Quy hoạch Phú Quốc tầm nhìn 2020 – 2030 có gì?

Được Chính phủ đồng ý phê duyệt lên thành phố vào đầu năm 2021, trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của nước ta, Phú Quốc buộc phải có các thay đổi tích cực và chuyển mình mạnh mẽ để phát triển đồng bộ về tất cả cơ sở hạ tầng – giao thông, mạng lưới điện và hệ thống nước, nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân toàn đảo. Cùng Địa ốc 5 sao Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy hoạch về hạ tầng – giao thông đường bộ tại Phú Quốc

Các dự án giao thông tại Phú Quốc bắt đầu triển khai vào năm 2021 bao gồm: xây dựng mới, mở rộng và cải tạo các tuyến đường chính trên địa bản thành phố.

Mạng lưới đường chính được Phú Quốc triển khai quy hoạch:

  • Xây dựng tuyến đường trục của đảo từ An Thới đi Dương Đông nối Dương Đông – Bãi Thơm và Gành Dầu.
  • Xây dựng đường hậu cần du lịch chạy ven đảo từ An Thới qua Mũi đất đỏ sau đó đi qua Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu – vòm núi Hàm Rồng. Chiều dài cung đương khoảng 150km song song với bờ biển tại các bãi du lịch 500 – 1000m tạo điều kiện để phát triển du lịch.
  • Xây dựng cung đường trung tâm đô thị và du lịch từ An Thới qua Dương Tơ tới Dương Đông, trồng cây lớn tạo bóng mát, vỉa hè mỗi bên 10m, lộ giới 42m. Ngân sách đổ ra cho các tuyến đường này là 2.500 tỷ đồng.
Hệ thống giao thông - hạ tầng tại Phú Quốc đang được triển khai xây dựng và mở rộng
Hệ thống giao thông – hạ tầng tại Phú Quốc đang được triển khai xây dựng và mở rộng

Bên cạnh các trục đường chính của thành phố thì các tuyến đường xã, đường nông thôn cũng được đưa vào quy hoạch mở rộng và cải tạo. Cụ thể:

  • Mở rộng mặt đường 3 – 3,5m, cách mỗi 100m là 1 đường tráng rộng 6m, dài 15m. Toàn bộ cầu qua các sông rạch cần được bê tông hóa tạo điều kiện cho cư dân thuận lợi di chuyển.
  • Đường đô thị: Mặt đường 7 – 12m, vỉa hè rộng trên 6m. Mạng lưới đường cần hệ thống đèn chiếu sáng, cây bóng mát và lát gạch, đảm bảo mỹ quan đô thị.
  • Các trục đường phục vụ du lịch và cung đường chính của đảo đi qua trung tâm thị trấn và khu du lịch, bãi tắm nên thiết kế đường tránh dành cho xe quá cảnh.

Đối với các phương tiện giao thông tại Phú Quốc, chính quyền cần hạn chế dần lượng xe máy, nhất là các phương tiện đã quá cũ và tải trọng lớn để bảo vệ mặt đường cùng giữ được không khí trong lành. Với các cung đường đẹp ven biển, Phú Quốc nên tận dụng và phát huy việc đi bộ, đi xe để nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Giao thông đường thuỷ cũng nằm trong quy hoạch 2020 – 2030 khi thực hiện xây dựng mới cảng Mũi Đầm trên cơ sở xây dựng đê chắn sóng từ Mũi Vịnh Đầm. Nơi này được định hướng là nơi tránh sóng lớn cho các tàu thuyền trên phía bờ Đông đảo.

Và Phú Quốc cũng cần hoàn chỉnh cảng An Thới và Dương Đông theo dự án đã được phê duyệt thành các cảng tổng hợp phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống trên đảo. Ngoài ra cũng sẽ xây dựng bến du lịch để giao lưu và giao thương quốc tế với các nước láng giềng tại Gành Dầu.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu:

Giá đất Phú Quốc nóng sốt nhưng liệu có bị ảo

Các loại hình đầu tư BĐS phổ biến tại Phú Quốc

Phú Quốc tiến hành quy hoạch về mạng lưới điện

Vì nằm tách biệt với đất liền nên việc đưa nguồn điện ra đảo gặp đôi chút khó khăn. Song, đến thời điểm hiện tại nguồn điện 110kV của lưới điện quốc gia đã ra đến Phú Quốc và phục vụ nhu cầu của toàn đảo nhờ tuyến điện cao thế 110kV đi ngầm dưới biển.
Theo tìm hiểu, việc đi cáp điện ngầm sẽ đảm bảo an toàn khi gặp phải thiên tai, phù hợp trong việc phát triển tăn dung lượng truyền tải điẹn và tạo được vẻ mỹ quan đô thị cho thành phố du lịch như Phú Quốc. Lưới phân phối điện trên toàn huyện có điện áp là 22kV, 3 pha.

Để dẫn được điện ra đảo, Phú Quốc đã rất nỗ lực vì gặp nhiều khó khăn
Để dẫn được điện ra đảo, Phú Quốc đã rất nỗ lực vì gặp nhiều khó khăn

Định hướng quy hoạch cấp nước

Để có nguồn cấp nước ổn định cho toàn đảo, dự kiến xây dựng các hồ chứa ở các suối, rạch có khả năng. Riêng với rạch Cửa Cạn, hiện đã chuẩn bị xây dựng dự án hồ Cửa Cạn có dung tích W = 33 triệu m3. Hồ vừa làm nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp, vừa cấp nước sinh hoạt cho toàn đảo.

Nguồn cấp nước chính không được lấy từ nước ngầm, mà sử dụng nước mặt thông qua việc xây dựng các hồ chứa, kết hợp thủy lợi và cấp nước sinh hoạt. Đối với nguồn nước ngọt được xử lý từ nước biển cũng khó khả thi về kinh tế vì lưu lượng lớn.

Để phục vụ nhu cầu cấp nước bền vững và lâu dài cần nghiên cứu phương án đưa nước từ đất liền ra đảo thông qua hệ thống đưa nước từ sông Hậu qua kênh Vĩnh Tế tới Hà Tiên và xây dựng đường ống dẫn nước qua đáy biển Hà Tiên- Phú Quốc. (b) Công trình đầu mối :

Để cấp nước an toàn về lưu lượng và ổn định. Toàn đảo xây dựng 4 nhà máy nước tại 4 hồ chứa :

–  Hồ chứa nước Dương Đông có W1 = 3,3 triệu m3 và W = 6 triệu m3. Tại đây, xây dựng nhà máy nước số 1 có Q = 15.000 m3/ngày.

–  Hồ chứa nước Suối Lớn có dung tích W = 1,5 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước có Q = 3000 m3/ngày.

–  Hồ chứa nước Rạch Cá có dung tích W = 1 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 2 có Q = 2000 m3/người.

–  Hồ chứa nước Cửa Cạn có W = 33 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 4 có Q = 25.000 m3/ngày. Đây là nhà máy nước chính của toàn đảo.

Đối với nước ngầm, chỉ khai thác với các khu vực dân sống rải rác, không tập trung có quy mô khai thác 1 – 3 m3/h (giếng khơi hoặc giếng Unicef).

Tại Đảo Ngọc hiện đang có dự án đô thị với hệ thống nước sạch tinh khiết mang tên - Meyhomes Capital
Tại Đảo Ngọc hiện đang có dự án đô thị với hệ thống nước sạch tinh khiết mang tên – Meyhomes Capital

Từ các nhà máy nước chính, xây dựng các tuyến chuyển tải nối với các nhà máy nước và dẫn nước cấp cho các khu vực xây dựng đô thị và du lịch toàn đảo.

Phú Quốc sẽ là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng, cảng biển và cảng hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *