Đất ODT hay còn gọi là đất ở tại đô thị là loại đất được rất nhiều người dân quan tâm, đất khu dân cư đô thị là 1 nhóm đất rất rộng và đất ODT là một phần trong đó. Mục đích và thời hạn sử dụng của đất ODT như thế nào? Hãy cùng Địa Ốc 5Sao Sài Gòn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Đất ODT là gì?
Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì đất ODT chính là đất ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất này cũng được phân loại rõ ràng tại nhớm đất thổ cư trong Luật Đất đai năm 2013.
Hiểu đơn giản, đất ở đô thị là đất để được sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình được quy định để phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân đô thị trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Ký hiệu đất ODT là gì?
Đất ODT được ký hiệu như vậy là bởi vì để dễ dàng phân biệt được đất ở tại đô thị (ODT) và loại đất ở tại nông thôn (ONT) để tránh sự nhầm lẫn.
Mục đích sử dụng đất ODT là gì?
Như đã đề cập ở trên, đất ODT chính là phần đất xây dựng nhà ở ở đô thị. Ngoài ra, đất ODT còn phục vụ các mục đích khác như:
- Xây dựng các công trình có chức năng phục vụ đời sống, tiện nghi cho con người.
- Sử dụng làm vườn, ao, hồ cảnh quan thuộc cùng 1 thửa đất với nhà ở.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng sang loại hình đất đai khác theo quy hoạch chung của đô thị, khu dân cư.
- Mua bán, chuyển nhượng theo đúng quy định của Pháp luật đối với đất thổ cư.
Người sử dụng đất ODT cần nắm rõ mục đích sử dụng này để tránh những sai phạm không đáng có trong quá trình sử dụng, dẫn đến bị phạt hành chính thoe quy định hiện hành.
Quy định về đất ODT mới nhất
Thời hạn sử dụng đất ODT
Tùy theo quy định và định hướng phát triển, quy hoạch tại địa phương đó mà thời hạn sử dụng cũng khác nhau. Nhưng đa số, đất ODT có thời hạn sử dụng rất lâu dài vì thuộc loại đất thổ cư dùng để ở. Phần này bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn tại Điều 125, Luật Đất Đai 2013.
Trong trường hợp khu đất ODT bị giải tỏa với mục đích sử dụng để xây các công trình công thuộc sở hữu của nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn sẽ được đền bù theo giá đất quy định của nhà nước.

Hạn mức giao đất ODT
Có thể hiểu rằng đây chính là phần diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa do Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang. Căn cứ vào quyết định về hạn mức đất ở theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xác định diện tích đất ở thuộc hạn mức sử dụng hay ngoài hạn mức hay không và xem có được tách thửa, dồn thửa hay thực hiện các nghĩa vụ tài chính nếu có.
Đất ODT giải tỏa có được đền bù không?
Là loại đất được dùng để ở, theo quy định nếu khu vực đất ODT cần phải giải tỏa để xây dựng các công trình như quốc phòng, an ninh…thuộc về quyền sở hữu của nhà nước thì chủ sở hữu sẽ được đền bù theo quy định của pháp luật nhà nước.
Đất ODT có phải đóng thuế không?
Theo Khoản 1, Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có quy định về những đối tượng phải chịu thuế sử dụng đất gồm:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác khoáng sản, làm mặt bằng chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng; đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh).
Đặc điểm quy hoạch của đất ODT
Việc khai thác và dùng đất ở khu đô thị được quy định cụ thể tại Điều 144 của Luật Đất Đai 2013:
- Đất ở đô thị gồm đất sử dụng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của người dân ở đô thị. Tại đây cũng có thể xây dựng ao, hồ, vườn,… xung quanh khu đô thị và được sự đồng ý cũng giống như phê duyệt của đơn vị có thẩm quyền.
- Đất ở đô thị cần phải được dùng một cách phù hợp theo quy định.
- Phải sắp xếp thích hợp giữa đất ở đô thị với những khu đất làm công cộng, sự nghiệp. Xây dựng khu đô thị cũng phải thích hợp, cân bằng đồng thời thuận tiện với giao thông mỹ quan đô thị.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sống tại khu vực này, Nhà Việt Nam cũng đã có nhiều quyết định về quy hoạch chi tiết đất ở khu đô thị.
- UBND tỉnh, thành phố cũng đã đưa những quy định về hạn mức dùng đất cho mỗi người dân dùng đất trong khu vực đất đô thị.
Đất ODT có được xây nhà không?
Đất ODT chính là một loại đất nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp cùng với đất ở nông thôn (ký hiệu: ONT) và theo Luật Đất đai năm 2013, nhóm đất phi nông nghiệp được nhà nước công nhận thông qua sổ đỏ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Cụ thể, chủ đất thổ cư sẽ có quyền xây nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu sống,… sau khi được cấp sổ đỏ (nếu tại phần “Mục đích sử dụng” trên sổ đỏ có ghi là “đất ở”) và xây dựng đúng phạm vi mảnh đất thuộc chủ quyền sở hữu sẽ được Pháp luật công nhận, bảo vệ.
Đất ODT có được làm sổ đỏ không?
Đất ODT được sử dụng với mục đích để xây dựng nhà ở và theo Luật Đất đai năm 2013, nhóm đất thổ cư được Nhà nước công nhận thông qua sổ đỏ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và được xây dựng đúng phạm vi mảnh đất thuộc chủ quyền sở hữu sẽ được Pháp luật công nhận, bảo vệ.

Có nên mua đất ODT không?
Lợi ích khi mua đất ODT
- Đất ODT có thời hạn sở hữu lâu dài, lợi thế cạnh tranh cao nên khá thu hút hơn so với các loại hình đất khác.
- Đây là loại đất ở đô thị nên nhu cầu mua loại đất này ngày càng nhiều. Vì vậy đất ODT có giá trị cao hơn các loại đất khác.
- Đất ở đô thị tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao. Hoạt động chủ yếu của người dân ở đây là trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Những trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá đều tập trung ở đây. Từ đó góp vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội của khu đô thị đó.
- Giá trị của đất ODT tăng đều mỗi năm từ 5-20% trong những năm gần đây.
Những rủi ro dễ gặp phải khi mua đất ODT
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng ODT vẫn bộc lộ một số những bất cập như sau:
- Sở hữu nhiều thuận lợi về kinh tế, xã hội, văn hóa,… nên thu hút lượng lớn người dân tập trung sinh sống. Do đó, mật độ dân số tại những đô thị thường rất cao, dễ dàng dẫn đế một số mặt tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội,…
- Trong những năm qua, giá đất ODT không ngừng tăng cao, đặc biệt là các khu đô thị lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội,… Do đó, trên thị trường bất động sản, vấn đề lạm phát giá cả thường xuyên xảy ra. Đồng thời, muốn sở hữu được diện tích đất ODT, đòi hỏi phải đầu tư một số vốn rất lớn.

Lưu ý khi mua đất ODT
Đất ODT là đất thổ cư nằm trong ranh giới của các khu đất đô thị. Người sở hữu các thửa đất ODT có thể sử dụng khai thác đất theo quy định của luật pháp hiện hành.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của bản thân, bạn nên chú ý tới 3 vấn đề sau khi có ý định mua đất ở đô thị:
- Tìm hiểu kỹ về thông tin pháp lý của mảnh đất xem đã có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, nhất là khi mảnh đất đó nằm trong một thửa đất lớn. Các thủ tục như: tách thửa, sang tên và xin cấp sổ đỏ sẽ được thực hiện một cách thuận lợi hơn nếu thửa đất đó có tính pháp lý rõ ràng.
- Để tránh những rủi ro khi mua đất, bạn cần xác nhận xem mảnh đất đó có nằm trong diện tranh chấp, kiện tụng, kê biên thi hành án hay không. Nếu có thì hợp đồng mua bán chắc chắn không được pháp luật công nhận.
- Khi mua đất ODT với mục đích xây dựng nhà cửa và cư trú lâu dài thì bạn nên quan tâm và chú ý đến thông tin quy hoạch của khu vực trong thời gian tới.
Địa Ốc 5Sao Sài Gòn
Địa chỉ: 655 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quân Bình Thạnh
Hotline: 0915 999 898