Cùng thuộc nhóm đất nông nghiệp với đất LUC và LUK, tuy nhiên đất LUN lại mang một đặc tính khác với 2 loại đất trồng lúa còn lại nhờ địa hình sườn đồi, dốc núi. Mặc dù có địa hình như vậy, song, vẫn có rất nhiều người muốn được sở hữu loại đất này để có thể xây nhà hoặc chuyển nhượng lại để sinh lời. Vậy đất LUN cụ thể là gì và có nên mua đất LUN hay không thì bài viế này của Địa Ốc 5Sao Sài Gòn sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi này.
Đất LUN là gì?
Nhằm mục đích để phân biệt với các loại đất ruộng hay còn gọi là đất trồng lúa, khái niệm đất LUN được ra đời và được xác định rõ đất LUN là loại đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác. Ký hiệu đất trồng lúa nước này là LUN.
Đất LUN là loại đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc
Đất LUN có được chuyển nhượng?
Theo quy định của Nhà nước, đất trồng lúa nương LUN có thể được chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luậtchuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu đạt đủ các điều kiện sau được :
Đất trồng lúa không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên
Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.
Song song với đó, sẽ có những trường hợp không được chuyển nhượng đất trồng lúa như:
Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đang nằm trong nhóm đối tượng không được nhà nước cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Các tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, các loại đất rừng, tuy nhiên nếu việc chuyển nhượng nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được phép.
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất, canh tác nông nghiệp.
Đất LUN có thể được chuyển nhượng, mua bán nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tục chuyển nhượng đất LUN
Bước 1: Điền thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.
Bước 2: Đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Hồ sơ bao gồm:
Đơn xin đăng ký biến động
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của hai bên.
Đất LUN có lên được thổ cư không?
Căn cứ Điều 57 của Luật đất đai 2013 , nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm các trường hợp sau:
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất làm muối
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản
Chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản.
Chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất làm muối, hoặc đất nuôi trồng thủy sản nói chung.
Chuyển từ đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang nhóm đất nông nghiệp
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất, cho phép sử dụng và không thu tiền sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất.
Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất phi nông nghiệp thuộc dạng đất ở
Chuyển đất xây dựng với mục đích kinh doanh, hoặc sản xuất không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
Chuyển đất từ loại hình thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất phi nông nghiệp.
Nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất LUN thì cần phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Như vậy, theo quy định Luật đất đấi 2013 thì có thể chuyển từ loại hình đất LUN lên đất thổ cư. Để làm thủ tục chuyển đất, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin phép gồm:
Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hồ sơ sẽ được nộp tại phòng tài nguyên môi trường để tiến hành thủ tục chuyển đổi. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ thông báo kết quả. Nếu được duyệt, bạn cần tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Kết
Tương tự như các nhóm đất khác của đất nông nghiệp, đất LUN có thể được chuyển nhượng, mua bán nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhưng theo đó cũng có những trường hợp không được sang tên sổ đỏ đất trồng đất lúa là do không đáp ứng đủ điều kiện chuyển nhượng; người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Do đó, trước khi “xuống tiền” nhà đầu tư nên cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ về mảnh đất đó, để tránh tình trạng mua được không bán được, “chôn vốn” của mình.
Trên đây là những thong tin cần thiết khi tìm hiểu về đất LUN nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, Quý bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi theo thông tin:
Địa Ốc 5Sao Sài Gòn
Địa chỉ: 655 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quân Bình Thạnh