Đất BHK là đất gì và những quy định hiện hành liên quan đến đất BHK được thể hiện như thế nào? Đất này có chuyển đổi lên đất thổ cư được không? Tất cả những câu hỏi này, Địa Ốc 5 Sao Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Đất BHK là đất gì?
Theo Luật đất đai năm 2013, đất BHK chính là đất trồng cây hằng năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất trồng cây hàng năm gồm những nhóm sau:
- Đất trồng cây hàng năm là đất trồng lúa.
- Đất trồng cây hàng năm là đất trồng cây khác không phải lúa như: cây rau, dược liệu, mía, cói, sả, đất trồng cỏ, đất đã qua cải tạo để thực hiện chăn nuôi gia súc.
- Đất nương rẫy được sử dụng để trồng cây hàng năm khác
Cùng là loại đất trồng cây hàng năm, nhưng đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) với đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) ở yếu tố địa hình, vị trí của thửa đất.

Ký hiệu BHK là đất gì?
Ký hiệu BHK ý chỉ đến loại đất trồng cây hàng năm khác thuộc loại đất nông nghiệp. Rõ hơn, tại Thông tư 28/2004/TT-BTNMT nêu rõ, “Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.”
Đất BHK có được xây nhà không?
Theo Luật Đất đai 2013 quy định, chủ đất chỉ được xây nhà trên thửa đất ở và không được xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hay bất cứ loại đất nào khác ngoại trừ đất đô thị hoặc đất nông thôn. Do đó, xây nhà trên đất BHK là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chủ sở hữu đất có thể làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất BHK sang đất ở. Sau khi thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất được hoàn tất thì chủ đất có thể xây nhà trên loại đất này một cách hợp pháp.

Quy định sử dụng đất BHK
Đất BHK có chuyển đổi sang đất ở được không?
Tại Điều 52 của Luật đất đai 2013, có quy định rõ:
- Người sử dụng đất phải có đơn đề nghị/xin chuyển mục đích sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất phải phù hợp với dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Do đó, chủ đất có thể chuyển đổi sang đất ở. Thủ tục thì phải thực hiện theo lộ trình tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Một số câu hỏi thường gặp về đất BHK
Sở hữu đất BHK có thể thế chấp ngân hàng được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng đối với những loại đất sau nếu đủ điều kiện:
(1) Sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức theo quy định Điều 129 Luật Đất đai 2013.
(2) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất (đất ở).
(3) Đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
(4) Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
(5) Đất nhận chuyển đổi.
(6) Đất được nhận chuyển nhượng (mua), nhận tặng cho, nhận thừa kế.
Do vậy, khi sở hữu đất BHK, chủ đất có thể mang thế chấp Ngân hàng cho các khoản vay.
Gia hạn đất BHK là gì?
Tại khoản 1 điều 126 Luật Đất đai, các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất trên loại đất này nếu có nhu cầu sử dụng tiếp sau thời hạn 50 năm có thể làm thủ tục gia hạn lên các cấp liên quan. Thủ tục này phải đảm bảo tuân theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Để có thể gia hạn đất BHK, người sử dụng đất cần đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất dựa vào mẫu 09/ĐK trong Thông tư 24/2014/TT – BTNMT.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền trên đất đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đăng ký gia hạn có thể gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét. Ủy ban nhân dân sẽ kiểm tra, đảm bảo diện tích đất chưa có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước trước khi chuyển giao đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Sau khi hồ sơ được xác nhận, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận thời hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh sửa vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Cuối cùng, chủ sở hữu nhận giấy Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn nhận kết quả không quá 10 ngày.
Đất BHK có tách thửa được không? Điều kiện để tách thửa là gì?
Theo quy định, mảnh đất muốn tách thửa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100, Điều 101 của Luật đất đai
- Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào.
- Đồng thời, diện tích đất tách thửa không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa
- Đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau, và được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.
Các trường hợp không cho phép tách thửa: Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
Nếu thửa đất BHK đáp ứng với các điều kiện tách thửa được Pháp luật quy định nêu trên thì sẽ được được chấp nhận tách thửa.
Phân biệt đất trồng cây hàng năm (BHK) và đất trồng cây lâu năm (CLN)
Cùng là nhóm đất nông nghiệp, tuy nhiên, đất CLN là ký hiệu của đất trồng cây lâu năm, được sử dụng cho những loại cây có chu trình từ khi trồng đến khi thu hoạch kéo dài trên 1 năm. Hoặc cũng có thể áp dụng với loại cây sinh trưởng 1 năm nhưng thu hoạch trong thời gian dài như: Bưởi, thanh long, nho…
Điểm giống nhau của đất BHK và CLN là có thể sử dụng để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên để hợp pháp hoá thì chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Điểm khác nhau là đất BHK dùng để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày không quá 1 năm; với đất CLN thì dùng để trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm hoặc khai thác dài hạn.
Có nên mua đất BHK không?
Ngoài lựa chọn đầu tư vào các loại hình phổ biến khác của BĐS như đất thổ cư, đất nền, chung cư,… thì nhiều nhà đầu tư cũng muốn mở rộng sang đầu tư đất trồng cây hàng năm.
Không ít nhà đầu tư cho rằng đất BHK có tiềm năng mang lại nguồn lợi tức cao. Do giá đất BHK thấp hơn nhiều so với đất thổ cư nên nhà đầu tư chỉ cần một số tiền trung bình là đã có thể mua được một mảnh đất với diện tích tương đối rộng lớn. Một khi xin được giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng, giá trị của mảnh đất sẽ tăng lên rất nhiều.

Nhưng để rót vốn thành công vào đất BHK và tránh được các rủi ro khi đầu tư, nhà đầu tư cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Tìm hiểu kỹ quy định về Luật đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn kèm theo.
- Tìm hiểu hiện trạng quy hoạch tại Ủy ban nhân dân địa phương, tỉnh táo trước những lời quảng cáo bán đất nông nghiệp giá rẻ để tránh tình trạng mua phải đất không thuộc diện quy hoạch đất ở.
- Chuẩn bị nguồn vốn dự trữ dồi dào vì quá trình xin phép chuyển mục đích sử dụng tốn nhiều thời gian và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Dựa trên những ưu điểm và nhược điểm của loại đất này, hy vọng nhà đầu tư sẽ cân nhắc và lựa chọn cho mình giải pháp đầu tư hiệu quả với loại đất này.
Kết
Thị trường BĐS luôn là một kênh đầu tư tốt để sinh lời được nhiều người lựa chọn và thực tế đã cho thấy, có rất nhiều nhà đầu tư vẫn muốn mạo hiểm để sở hữu đất BHK mặc kệ những rủi ro có thể gặp phải. Do đó, hy vọng qua bài viết này của Địa Ốc 5 Sao Sài Gòn, các nhà đầu tư đã có thể đưa ra quyết định đúng đắn khi muốn sở hữu loại đất BHK này.
Để tìm hiểu thêm về thị trường, cũng như tìm giải pháp đầu tư hiệu quả, Quý Nhà đầu tư có thể liên hệ về:
Địa Ốc 5 Sao Sài Gòn
Địa chỉ: 655 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quân Bình Thạnh
Hotline: 0915 999 898